Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Cách Tính Diện Tích - Theo Đơn Gía Xây Dựng


1.     Khái Niệm Về Tính Diện Tích Trong Xây Dựng.
Hầu hết quý anh chị khi chuẩn bị xây dựng nhà ở cho ngôi nhà của mình đều sẽ tìm hiểu các nhà thầu xây dựng hiện nay sẽ nhận thầu với giá thầu bào nhiêu một m² và tự tính toán chi phí cho ngôi nhà của mình.Tuy nhiên có một số quan niệm sai lầm về đơn giá xây dựng theo cách hiểu từ quý anh chị dưới đây.
Và dựa vào báo giá của những đơn vị nhà thầu khác nhau qua đó lựa chọn đơn vị nào có đơn giá thầu trên 1m² thấp nhất để lựa chọn nhà thầu. Bất chấp việc giá cả tương đương với chất lượng và những giá trị mà nhà thầu đó mang lại cho ngôi nhà của mình.
Và một quan niệm tương đối sai lầm nữa là quý anh chị chỉ dựa vào giá thầu trên mỗi m² và so sánh đơn giá để lựa chọ nhà thầu. Bằng quan niệm của mình nhiều anh chị đã tương đối sai lầm khi những nhà thầu có tính toán chi tiết và báo giá tổng gói thầu, quý anh chị tự chia cho diện tích xây dựng theo cách hiểu của mình và thấy rằng giá thầu của nhà thầu A cao hơn nhà thầu B.
Tuy nhiên tới thời điểm công trình của quý anh chị được hoàn thành thì tổng giá trị mà quý anh chị phải thanh toán lại lớn hơn báo giá tổng gói thầu của đơn vị khác. Nguyên nhân là quý anh chị không làm việc rõ ràng ngay từ đầu cách tính toán diện tích với nhà thầu xây dựng và những nhà thầu đó củng không đủ sự chuyên nghiệp để có được sự rõ rang ngay từ ban đầu trong việc thương thảo với quý khách hàng.
Để đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch trong tính toán diện tích xây dựng đối với quý khách hàng. Dưới đây XaydungTN.com sẽ trình bày cách tính diện tích xây dựng của chúng tôi và các nhà thầu chuyên nghiệp thường áp dụng. Giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng thể và chính xác nhất về diện tích và cách tính toán diện tích xây dựng.
Trước khi trình bày về diện tích xây dựng chúng tôi sẽ làm rõ thắc mắc của hầu hết quý anh chị sự khác biệt dựa cách tính diện tích theo giấy phép xây dựng (Diện tích mà quý anh chị thường hay hiểu nhầm dùng để tính diện tích xây dựng.)
Chúng ta cần phân biệt mục đích xác định diện tích xây dựng của hai đơn vị này để biết tại sao lại có sự khác biệt đó.
·         Cơ quan cấp phép xây dựng chỉ tính trên diện tích sàn sử dụng để quản lý quyền sở hữu ngôi nhà gắn liền với đất. Họ chỉ quan tâm đến mật độ xây dựng của ngôi nhà đó có phù hợp với quy hoạch kiến trúc của từng khu vực hay không?
·         Quý anh chị thông thường củng chỉ quan tâm đến phần diện tích này, phần diện tích hữu ích mà quý anh chị có thể sử dụng cho ngôi nhà của mình. 
Nhà thầu sẽ tính diện tích thi công thực tế để tính giá thành.
Diện tích xây dựng là diện tích có hao phí chi phí xây dựng, diện tính này bao gồm những diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng và những phần diện tích không được thể hiện trong giấy phép xây dựng, nhưng tại đó có hao phí chi phí xây dựng.
2.     Cách tính toán diện tích xây dựng thông dụng.
Công thức tính toán tổng quan.
DTXD = Diện Tích Sàn Sử Dụng + Diện Tích Khác.
·         Diện tích sàn : Diện tích tính toán theo giấy phép, diện tích hữu ích sử dụng.
·         Diện tích khác: Diện tích phần móng, mái, sân, tầng hầm.

Diện tích sàn được tính toán như sau:
  • Phần có mái che phía trên tính 100% diện tích.
  • Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền tính 50% diện tích.
  • Ô trống trong nhà:
o   Dưới 4m² tính như sàn bình thường.
o   Trên 4m² tính 70% diện tích.
o   Lớn hơn 8m² tính 50% diện tích.
Phần diện tích khác được tính toán như sau:
Ø  Phần gia cố nền đất yếu
Tùy vào điều kiện đất, điều kiện thi công mà sẽ quyết định sử dụng loại hình gia cố khác nhau như sử dụng gỗ hoặc cốt thép. Nếu sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép thì sẽ tính 20% diện tích mặt bằng cần gia cố.

Ø Phần móng
  • Móng đơn không tính thêm diện tích.
  • Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính 35% diện tích.
  • Móng băng tính 30% - 50% diện tích.
  • Nhân công san lấp mặt bằng đất dốc tạo mặt phẳng tính 20-25% diện tích (Chi phí vật tư do chủ nhà cung cấp)
Ø  Phần tầng hầm
  • Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm tính 135% diện tích.
  • Hầm có độ sâu từ 1.5m-2m so với code đỉnh ram hầm tính 150% diện tích.
  • Hầm có độ sâu lớn hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm tính 180% diện tích.
Ø  Phần sân
  • Dưới 20m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 85%.
  • Từ 20-40m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 65%.
  • Từ 40-80m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 45%.
  • Từ 80m² trở lên, có đổ cột, xây tường rào, láng nền tính 30% diện tích.
Ø  Phần mái
  • Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 60% diện tích của mái.
  • Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích của mái.
  • Mái bê tông dán ngói tính 85% diện tích của mái.
  • Mái tôn tính 30% diện tích của mái. (Đối với nhà cấp 4 nhà ống đơn giản diện tích mái tôn với gói thầu chi phí nhân công.
Ø  Tuy nhiên đối với những công trình nhà cấp 4 đơn giản, nhà phố chúng tôi vẩn sẽ áp dụng phương pháp tính diện tích đơn giản theo quan niệm của quý anh chị là tính theo diện tích xây dựng.
Trong quá trình làm việc và trao đổi trực tiếp chúng tôi sẽ thống nhất với quý anh chị về đơn giá dựa theo cách tính thông thường của quý anh chị.

Qúy anh chị vui lòng tham khảo giá thầu cho các trường hợp trên Tại Đây.
Xin lưu ý không có một công trình nào hoàn toàn giống nhau bởi vì công trình được xây dựng trên những khu đất khác nhau và phù hợp với những chủ nhà khác nhau => đơn giá chỉ mang tính tham khảo. Đơn giá chính xác cho tầng ngôi nhà sẽ được trao đổi trực tiếp và thống nhất với quý khách.
Tuy nhiên đối với các gói thầu khác nhau hay giữa các nhà thầu khác nhau thì sẽ có cách tính khác nhau nên giá trên m² cũng sẽ khác nhau.
Lời khuyên cho các bạn có ý định tìm nhà thầu là đừng quan tâm đến giá trên m2 của đơn vị thầu đó mà phải xem xét tổng giá trị hợp đồng và các hạng mục nhà thầu đó thực hiện trong gói thầu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Nhận bài đăng mới

Hỗ trợ qua mail

Email us: vannientnt@gmail.com

I HAVE A DREAM