- Đặc điểm địa lý khu vực Tây Nguyên.
- Tây Nguyên là vùng cao nguyên, bao gồm 5 tỉnh thành là. Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Với vị trí địa lý:
+ Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
+ Phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,
+ Phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakidulkiri (Campuchia).
- Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km².
2. Đặc điểm địa hình khu vực tay nguyên.
- Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề.
- Đó là các cao nguyên:
+ Kon Tum cao khoảng 500 m.
+Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m.
+ M'Drăk cao khoảng 500 m,
+ Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m,
+ Mơ Nông cao khoảng 800–1000 m,
+ Lâm Viên cao khoảng 1500 m và Di Linh cao khoảng 900–1000 m.
- Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam.
- Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh (Kon Tum và Gia Lai )
- Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh (Đắk Lắk và Đắk Nông )
- Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng ).
- Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển,
3. Đặc điểm địa hình cho việc xây dựng nhà ở tại tây nguyên.
- Chính vì địa hình tây nguyên là bao gồm một loạt các cao nguyên liền kề.
- Đặc điểm các khu dân cư và khu đô thị tại tây nguyên là hình thành các khu dân cư và các đô thị nhỏ chạy dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
- Các tuyến giao thông này vì đặc điểm địa lý nên thường sẽ hình thành trên các đỉnh đồi hoặc là lưng chừng đồi.
- Các đặc điểm giao thông này hình thành nên các khu đô thị và khu dân cư chạy dọc theo hai bên đường và hình thành rất nhiều ngôi nhà năm trên sườn dốc.
II. Một Số Lưu Ý Khi Xây Dựng Nhà Ở Và Công Trình Trên Địa Hình Dốc.
Khi Xây Dựng công trình trên địa hình dốc chúng ta sẽ gặp một trong các trường hợp sau.
Đỉnh đồi.
- Thông thường nhiều người cho rằng đây là một vị trí cực tốt, nhưng đối với phong thủy thì đây là điều ngược lại.
- Nhà ở ngay trên đỉnh đồi có nghĩa là căn nhà sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng hướng vào nó.
Năng lượng trong phong thủy bao gồm năng lượng tốt và năng lượng xấu.
- Nhà ở ngay trên dỉnh đồi thường sẽ không có điểm tựa khi bị các trường năng lượng xấu và với điều kiện mùa mưa kéo dài và mùa khô thường có gió lớn thì điều này lại càng ảnh hưởng sấu tới công trình của bạn.
- Khi buộc phải xây dựng công trình trên địa hình đình đồi ngoài việc chọn hướng nhà phù hợp với tuổi chủ nhà củng cần phải lưu ý hướng gió tránh các trường khí xấu sâm nhập vào ngôi nhà.
- Ngoài ra phía trước công trình cần trồng cây cảnh có thân cây vững trải để ngăn các trường khí sấu chạy thẳng vào nhà.
- Phía sau nhà cầng bố trí các cây cảnh hoặc các hòn non bộ để hình thành thế tựa lưng vào núi cho công trình.
Giữa lưng chừng đồi.
- Nếu nhà hay trụ sở làm việc của bạn ở vào vị trí này thì bạn thật may mắn vì căn nhà sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ phía sau lưng nhà và phía trước nhìn ra là một khoảng rộng lớn của ngọn đồi.
- Nhà ở đây đồng thời cũng cao hơn đường và đây là vị trí cực kỳ tốt theo phong thủy.
- Nếu nhà hay trụ sở làm việc của bạn ở vào vị trí này thì bạn thật may mắn vì căn nhà sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ phía sau lưng nhà và phía trước nhìn ra là một khoảng rộng lớn của ngọn đồi.
- Nhà ở đây đồng thời cũng cao hơn đường và đây là vị trí cực kỳ tốt theo phong thủy.
Một số mẫu nhà tuyệt đẹp khi xây nhà trên triền dốc.
Dưới Chân Đồi.
- Nếu cần lựa chọn giữa việc căn nhà ở trên đỉnh đồi hay ngay dưới chân đồi thì thà rằng bạn chọn căn ở trên đỉnh đồi bởi vì mặt đất thường dốc đi từ trước ra sau. Do đó căn nhà sẽ thiếu đi sự hỗ trợ từ phía trước và phía sau, mọi năng lượng sé lao thẳng từ cửa trước ra phía sau ra khỏi nhà.
- Khi buộc phải xây dựng công trình trên địa hình dưới trân đồi ( Mặt đường là noi cao nhất địa hình khu đất xây dựng) chúng ta cần phải lưu ý một số đặc điểm sau:
+ Nếu điều kiện kinh tế cho phép chúng ta cần tiến hành san lấp mặt bằng để đảm bảo địa hình ngôi nhà của bạn được xây dựng là cao hơn mặt đường.
Vấn đề này ngoài việc gây tốn kém và lảng phí không tận dụng được công năng, khi tiến hành làm móng xay dựng củng cần phải kiểm tra khả năng chịu tải của lớp vật liệu bồi đắp.
Tránh trường hợp khi trời mưa lớp và kéo dài sẽ gây hiện tượng tuột dốc và ngôi nhà của bạn hoàn toàn có thể bị sập hoặc mất an toàn khi sử dụng.
+ Khi gặp địa hình này khi tiến hành xây dựng chúng ta nên tận dụng việc tạo móng và làm tầng bán hầm với kết cấu sàn tầng 1 cao hơn mặt đường từ 0.7~1.2m làm gara và kho chứa đồ.
Với việc kết hợp này sẽ tạo cho ngôi nhà của bạn cao hơn mặt đường, ánh sáng và không khí có thể trản xuống tấng hầm để giảm thiểu các trường khí xấu tích tụ dưới tầng hầm.
+ Ngoài ra ở phía sau
nhà chúng ta cần trồng cây cao hoặc tạo các hòn non bộ để tạo địa hình đồi núi
làm điểm tựa cho ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra chúng ta cần
lưu ý thêm một số vấn đề phong thủy sau.
Sườn dốc và năng lượng
Nếu bạn định xây nhà trên sườn dốc, nhớ tránh
sườn nghiêng 45 độ. Nên đặt nhà ở lưng chừng đồi chứ đừng ở chân dốc. Nhà quay
hướng Nam là tốt nhất.
Như thế, trong nhà sẽ có nhiều ánh sáng mặt trời
nhất, đặc biệt là mùa đông cũng không sợ tối. Vị trí này giúp nhà bạn tránh
được gió Bắc và độ cao như vậy sẽ không sợ bị lũ lụt.
Hãy nhớ rằng, khí ở dốc sẽ chảy theo đường xoắn
ốc. Nguồn năng lượng này rất gần với mặt đất vì đất đai màu mỡ với hệ thực vật
phong phú. Từ đó cho thấy, nguồn năng lượng ở sườn dốc rất tích cực và người
trong nhà sẽ khỏe mạnh.
Sau nhà bạn là sườn dốc sẽ rất nguy hiểm khi mưa
lớn vì có khả năng xảy ra lở đất. Do đó, bạn nên lưu ý vị trí xây nhà.
Ngoài ra, cần chú ý các điều sau:
- Không xây nhà gắn vào sườn dốc. Điều này có
thể dẫn đến việc mái nhà bị phá hỏng hoặc nước có thể chảy vào nhà. Hãy đảm bảo
độ dốc phía sau nhà không nghiêm trọng để có thể gây ra những hậu quả đáng
tiếc.
- Không xây nhà trên đỉnh dốc.
- Không xây nhà ở chân dốc vì năng lượng sẽ dội
xuống nhà theo chiều dốc và kéo theo nước, bùn.
Có nhiều biện pháp để giảm bớt năng lượng tiêu
cực của nhà trên sườn dốc. Và đôi khi năng lượng không leo tới được nhà bạn.
Dưới đây là cách để bạn giữ năng lượng trong nhà:
- Đặt đèn ở góc nhà và dọc sườn nhà. Để đèn suốt
1 tháng đầu. Sau đó bật chúng thường xuyên để thu hút dòng chảy tiền bạc quanh
nhà.
- Trồng cây bụi và cây trong chậu dọc theo vỉa
hè từ đường cho đến cửa trước.
- Tận dụng ánh sáng của cảnh quan gần mặt đất và
gần đường đi.
- Tạo các cột đá hoặc cột gạch ở chân dốc 2 bên
đường xe chạy.