Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Móng Cho Nhà Ở - Nền Đất Tây Nguyên


1. Đặc Điểm Cơ Học Nền Đất Khu Vực Tây Nguyên.
  • Tây nguyên là khu vực cao nguyên phía tây của việt nam. Với chiều cao trung bình vào khoảng 1000m so với mực nước biển.
  • Đất đai của khu vực tây nguyên chủ yếu là đất đỏ ba zan được hình thành từ phun trào núi lửa.
  • Ngoài ra khu vực tây nguyên còn có một diện tích đất không hề nhỏ là các quặng bô xít.
  • Với địa hình và đặc điển đất như trên có thể nói khu vực tây nguyên là một trong những khu vực có nền đất tốt nhất việt nam về khả năng chịu lực của nền đất tự nhiên.
  • Việc chọn được một phương án kết cấu tiết kiệm nhất mà vẩn đảm bảo khả năng chị lực cho ngôi nhà của bạn là điều khá đơn giản khi tiến hành xây dựng trên khu vực đất tây nguyên.
Tuy nhiên với đặc điểm địa hình của khu vực tây nguyên bao gồm nhiều quả đồi với chiều cao khác nhau nên thườn đẩy các công trình xây dựng tại khu vực tây nguyên phải nằm trên nền đất dốc.
- Đối với những ngôi nhà nằm trên nền đất dương thì vấn để trở nên vô cùng đơn giản, chỉ cần đào bớt lớp đất tự nhiên và tiên hành xây dựng trên nền đất nguyên thổ.
- Đối với những ngôi nhà nằm trên nền đất dốc đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn phương án kết cầu sao cho vừa đảm bảo khả năng chịu lực vừa phải tiết kiệm chi phí nhất.



2. Đặc Điểm Công Trình Nhà Ở Khu Vực Tây Nguyên
  • Tây nguyên cùng với tây bắc là hai khu vực có thể nói là mật độ dân số thấp nhất việt nam hiện nay.
  • Vì vậy đặc điểm nhà ở khu vực tây nguyên củng không có nhiều và không cần thiết phải xây dựng những ngôi nhà quá cao, những ngôi nhà có tải trọng trên mỗi đầu cột và lên hệ móng quá lớn.
  • Hầu hết những khu đất xây dựng ở khu vật tây nguyên đều có diện tích tối thiểu khoảng 100m². Với đặc điểm đất rộng như vậy nên hầu hết nhà khu vực tây nguyên có đặc điểm sau:
         + Nhà ở khu vực thị trần, huyền trung tâm hành trính nhỏ, thường là những ngôi nhà xây trên                nền đất rộng với đặc điểm nhà gắn liền với vườn cây ao cá nên chỉ cần xây dựng nhà 2 tầng                kết hợp với mái thái.
         + Nhà ở khu vực trung tâm tỉnh, với đặc điểm trung tâm tỉnh lị thường là những ngôi nhà hình                ống với mặt tiền từ 5-6m chiều dài 20-30m. 
            Nhà ở khu vực này củng có chiều cao tầng<4 tầng đối với nhà ở và <6 tầng đối với nhà ở kết              hợp kinh doanh và buôn bán.

3. Phương Án Móng Phù Hợp Cho Nhà Ở Khu Vực Tây Nguyên.
  • Với đặc điểm địa chất và nhà ở như trên, nền móng nhà ở khu vực tây nguyên thường chỉ cần sử dụng 2 loại móng sau.
a. Móng Đơn.

  • Là loại móng có chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực cho công trình.
  • Móng đơn thường được sử dụng cho công trình có chiều cao <=3 tầng và nằm trên nền đất dương.
  • Khi lựa chọn phương án móng đơn cần phải tính toán kiểm tra khả năng chịu lực trên mỗi móng đặc biệt là khả năng chọc thủng khi cấu kiện chịu nén.
  • Đối với những ngôi nhà nằm ở khu vực đông dân cư việc sử dụng móng đơn lệch tâm (Móng chân vịt cho công trình và điều nên cân nhắc cho ngôi nhà của mình.
b. Móng Băng.



  • Móng băng có 2 loại móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.
  • Đối với những ngôi nhà hình vuông có tải trọng tương đối lớn với chiều cao tầng từ 4-6 tầng. Phương án móng băng hai phương là phương án lựa chọn tốt nhất.
          Phương án này đảm bảo tải trọng được truyền đều trên nền đất, đảm bảo cho công trình không            bị lún lệch có khả năng bị nứt gảy trong quá trình sử dụng.

  • Đối với những ngôi nhà hình ống có chiều cao từ 4-6 tầng ( loại hình phổ biến nhất tại khu vực tỉnh lị của tây nguyên.
  • Với nhưng ngôi nhà có hình thế nêu trên việc sử dụng móng băng theo một phương là lựa chọn phù hợp nhất.
c. Phương án kết hợp.
- Đặc điểm các khu vực đô thị tại tây nguyên là hình thành bao quynh các trục đường trính kết nối với TP.HCM và khu vực lân cận.
- Với đặc điểm đường giao thông khu vực tây nguyên  thường là các con đường nằm trên đỉnh đồi hoặc sườn đồi. Vì các khu vực đô thị được hình thành bao quanh những con đường này nên sẽ hình thành rất nhiều ngôi nhà được xây dựng trên nền đất dốc.

  • Đối với những ngôi nhà trên nền đất dốc hầu hết việc xây dựng được chia làm 2 hình thức sau.
      + Nền nhà có độ dốc không lớn chủ nhà thường đầu tư một khoản tiền đổ đất san lấp mặt bằng               trước khi xây dựng. Tuy nhiên đặc điểm của nền đất mới san lấp là độ chặt đất rất thấp và                   thường bị sụt lún khi bị nước thấm vào.
      + Nền nhà nằm trên nền đất dốc cực lớn, đối với những ngôi nhà rạng này thường chủ nhà nên 
         kết hợp làm phần hầm hoặc kho tại sườn dốc để các đồ vật ít sử dụng hoặc để xe cho gia đình. 
         Hoặc thậm trí là làm phòng ở phía dưới. Bởi vì nếu sử dụng phương án lấp đất tạo mặt bằng để           xây dựng dẩn tới những điềm bất lợi sau.
    • Chi phí cho việc đổ đất không hề nhỏ.
    • Nền đất mới sau khi san lấp không đảm bảo khả năng chịu lực móng nhà vẫn phải được làm trên nền đất nguyên thổ.
    • Áp lực đất tác dụng theo phương ngang lại góp phần phá hỏng kết cấu móng, làm cho móng nhà bị trượt theo lực đẩy của đất lấp.
    • Chi phí làm tường bao để chống lại áp lực đẩy ngang này tương đương với việc làm thành phòng có công năng sử dụng.  
 
  •  Phương án móng cho những ngôi nhà dạng này tốt nhất là nên sử dụng kết hợp móng băng và móng đơn. 
           Móng đơn nằm trên triền dốc và móng băng một phương nằm trên lớp đất tự nhiên                     nguyên thổ trước khi san lấp.

Nếu quý khách gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho ngôi nhà của mình một phương án nền móng phù hợp với quy mô công trình vui lòng liên hệ chúng tôi hoặc để lại comment ngay bên dưới bài viết chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ quý khách.


Xem thông tin liên hệ chúng tôi Tại Đây
  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Nhận bài đăng mới

Hỗ trợ qua mail

Email us: vannientnt@gmail.com

I HAVE A DREAM