Nguyên Nhân Hình Thành Những Ngôi Nhà Nằm Trên Nền Đất Dốc.
- Do đặc điểm địa hình khu vực tây nguyên đặc biệt là Đắk Nông địa hình đồi núi rất ít khu vực có địa hình bằng phẳng.
- Hầu hết các khu vực dân cư được hình thành dọc theo các tuyến đường nằm trên đỉnh các đồi đất. Vì vậy việc phải xây dựng các công trình nằm trên nền đất dốc là điều tất yếu không thể tránh khỏi.
- Cùng với việc các khu dân cư được hình thành bằng việc tự phát không nằm trong các khu quy hoạch được quy hoạnh , san nền và chuẩn bị mặt bằng một cách bài bản.
Nên việc xây dựng các công trình trên nền đất dốc và việc xử lý nền đất một cách tự phát và không đúng theo nguyên tắc khoa học và vô tình gây ra những hậu quả khôn lường cho ngôi nhà sau khi được xây dựng.
- Nhưng hậu quả này vẫn thường xuyên xảy ra đối với những ngôi nhà nằm trên nền dốc tuy nhiên lại không được công bố nên hầu hết mọi người không biết tới và vẩn vô tư xây dựng những ngôi nhà trên nền đất dốc với những phương án không chính xác.
2. Hậu Qủa Khi Nhà Nằm Trên Nền Đất Dốc Gặp Sự Cố.
Những ngôi nhà nằm trên nền đất dốc nếu phương án nền móng không đảm bảo thì xảy ra những hậu quả phố biến như sau.
- Nếu tải trọng công trình tương đối nhỏ, khi nền móng không đảm bảo thì xảy ra hiện tượng lún không đều gây nứt và gảy rầm, gây ra hiện tượng nứt tường nứt sàn, giảm tuổi thọ công trình gây tâm lý bất an cho những người sinh sống trong ngôi nhà.
- Nặng hơn khi gặp những ngôi nhà có kết cấu phần thân đủ vững trải, nhưng phần nền móng và đặc biệt là phương án gia cố nền đất không đạt thì ngôi nhà sẽ bị nghiêng trượt và không thể đủ an toàn cho việc sinh sống trong ngôi nhà đó nữa.
- Ngôi nhà là gia tài lớn của cả một gia đình khi mà ngôi nhà gặp sự cố thì coi như tài sản tích lủy cả đời của gia đình coi như tiêu tan.
3. Phương Án Gia Cố Nền Khi Bồi Đất Dốc Để Làm Nhà.
- Thông thường thì những nền đất dốc để có thể tiến hành xây dựng thì cần được bồi đắp bằng đất trước đó nhiều năm.
- Mỗi năm bồi đắp một ít đợi qua mùa mưa khi đất tự nén chặt và trải qua mùa mưa đất đắp đặt độ chặt cần thiết sẽ bồi đắp thêm một lớp đất như vậy.
-Cứ như vậy khi trong khoảng thời gian 8-10 năm thì đất bồi đắp sẽ đạt độ chặt và cường độ gần tương đương với nền đất tự nhiên để có thể tiến hành xây dựng công trình.
- Phương án gia cố nền móng bằng cách gia tải trước cho nền đất. Phương án này tương đối tốn kém nhưng rút ngắn được thời gian chờ đợi nền đất đạt được cường độ đủ để xây dựng công trình.
- Phương án gia cô nền móng được xử dụng bằng cách dùng đất lấp đầy những khu vực dốc, sau đó sử dụng cát đắp lên mặt nền đất đắp để gia tải cho nền đất. Trải qua mùa mưa với việc nền đất được no nước cộng với tải trọng từ lớp cát gia cường sẽ đạt được cường độ cho phép để có thể xây dựng công trình.
- Khi lớp đất đắp đạt được cường độ thì sẽ tiến hành dỡ lớp cát gia tải và tiến hành xây dựng nhà.
- Đối với những ngôi nhà có tải trọng nhỏ, nhà một trệt không có lầu và nền đất được san lấp và tiến hành xây dựng ngay. Thì việc đắp đất cần được lu và tưới cho từng lớp, phương án đắp đất đơn giản bằng cách tưới nước và đầm chặt.
- Mỗi lớp đất đắp chỉ nên đắp dày từ 0.5m-1m sau đó tưới nước và đầm chặt bằng cách cho xe tải chở đất chạy quanh lớp đất mới đắp.
- Cứ như vậy khi lớp đất mới đắp đạt được cao trình cần thiết mới tiến hành xây dựng.
- Sử dụng hệ móng đá với bề dày móng lớn và hệ rằng để liên kết móng, sao đó tiến hành đỗ rằng móng và tiến hành xây dựng lên hệ móng đá.
- Vấn đề này dẫn đến 2 sai lầm cực kỳ cơ bản về mặt kết cấu:
+ Thứ nhất hệ rằng không liên kết được với móng đá nên không có tác dụng về mặt chịu lực. Nguyên nhân của việc không liên kết này là bể mặt đá không bằng phẳng vừa liết kết giữa đá và rằng móng chỉ có cấp độ bền B75 chỉ bằng 1/3 so với cấp đồ bền của bê tông rằng móng.
+ Thứ 2 việc xây dựng móng đá với bề dày quá lớn tạo nên một tải trọng cực lớn đè lên nền đất mới được đắp vốn đã không đủ cường độ chịu tải từ ngôi nhà. - Sử dụng hệ móng đơn nằm trên nền đất yếu vốn không đảm bảo yêu cầu chịu tải và không có độ chặt cũng như cường độ chịu nén đồng đều.
- Khi công trình được xây dựng sinh ra hiện tượng lún không đồng đều gây hiện tượng nứt dầm nứt tường ảnh hưởng tới an toàn của công trình. - Sử dụng hệ móng đá kết hợp với móng đơn trên nền đất yếu và xây hệ móng đá với bề rộng quá lớn chỉ để đạt được một mục đích duy nhất là ngăn không cho hiện tường trượt đất nền.
- Thực tế nếu không có nước tràn vào nền đất thì hầu như nền đất đã có thể tự ổn định và không bị trượt, vấn đề quan trọng nhất là chịu tải theo phương trục đứng thì lại làm không đúng cách.
Để xây dựng trên nền đất dốc được bồi đắp nhân tạo thì ngoài việc gia cố nền đất cho đúng thì việc lựa chọn phương án móng là điều đặc biệt quan trọng.
- Đối với những công trình nhà ở không xây dựng lầu thì phương án móng phù hợp là phương án móng băng theo một phương.
- Phương án này chia tải trọng của công trình thành các dãi được truyền xuống đất tự nhiên ở cùng một mức cao độ. Như vậy tải trọng của ngôi nhà sẽ được phân bố đều xuống nền đất tự nhiên tránh hiện tượng lún không đều gây nên nứt tường và nứt dầm.
- Điều đặc biệt cần được lưu ý là cần xây dựng hệ móng đá chỉ cần với chiều dày vừa đủ 300mm đủ để ổn định nền đất không cho trượt ngang, tránh việc sinh ra tải trọng quá lớn đè lên nền móng. - Đối với những công trình có chiều cao lớn , tải trọng đè lên nền đất tự nhiên là rất lớn.
- Phương án lựa chọn tối ưu là sử dụng hệ móng băng 2 phương kết hợp với hệ cọc truyền lực bằng cừ tràm, truyền toàn bộ tải trọng của ngôi nhà xuống nền đất tự nhiên.
- Cùng với sự làm việc của hệ móng băng tải trọng của ngôi nhà sẽ được dàn đều trên toàn bộ diện tích của ngôi nhà, đảm bảo cường độ chịu nén của nền đất.
Trên đây là một số nguyên tắc lựa chọn phương án móng nhà trên nền đất dốc. Tuy nhiên việc xây dựng công trình thì nền móng là vấn đề cực kỳ quan trọng nên cần được tính toán tải trọng và sức chịu tải của nền đất.
Nếu quý anh chị cần sự hỗ trợ khi tiến hành xây dựng công trình vui lòng liên hệ xaydungtn.com sẳn lòng hỗ trợ quý anh chị
0 nhận xét:
Đăng nhận xét