Ở Việt Nam, khái niệm về phong cách này thường được hiểu là những công trình được thiết kế theo phong cách châu Âu, cầu kỳ với nhiều chi tiết. 
Phong Cách Nội Thất Sang Trọng Và Cổ Điển Thường Có Những Đặc Điểm Sau.
1. Đối xứng và cân bằng:
Thiết kế nội thất phong cách cổ điển là một nội dung mà tập chung chủ yếu vào tính đối xứng. Các thiết kế cổ điển được lấy cảm hứng từ kiến trúc La Mã và Hy Lạp. Trong suốt thời gian này, những điều phổ biến nhất chính là các thiết kế có sự sắp xếp và cân bằng. Ngày nay, bất kỳ thiết kế nội thất nào cũng đều tập chung chủ yếu vào sự sắp xếp và tính đối xứng trong không gian sống để có thể có được một ngôi nhà mang phong cách cổ điển hợp lý.
Thiết kế cổ điển có ý nghĩa trong việc tạo sự đối xứng hoàn hảo. Mỗi chi tiết đều quan trọng trong các thiết kế cổ điển. Từ cách đặt tranh đến loại ánh sáng được lựa chọn sử dụng, phong cách này đòi hỏi sự chú ý đến các chi tiết một cách tuyệt đối.


2. Màu sắc:
 Các thiết kế nội thất cổ điển thường tập chung vào một bảng màu có cảm hứng từ thiên nhiên như xám hoặc tông màu vàng hoặc màu nào đó tự nhiên hơn. Tuy nhiên, tông màu vàng và trắng là hai tông màu được sử dụng nhiều nhất trong phong cách cổ điển. Màu trắng là yếu tố giúp các chi tiết chạm trổ ánh vàng càng trở nên nổi bật hơn, lộng lẫy hơn. 
 Trong các thiết kế của phong cách cổ điển truyền thống (classic style) không tập chung vào tính hiện đại, vì vậy mọi thứ đều phải được chọn lựa cẩn thận để tạo sự hài hòa hoàn hảo với màu sắc truyền thống. Màu sắc không nên trở thành điểm nhấn của không gian truyền thống, thay vào đó nó nên trở thành nền và tạo ra sự ấm áp tổng thể cho không gian.
Phong cách truyền thống, tông màu gỗ tối luôn là sự lựa chọn hàng đầu: ví dụ gỗi sồi, gỗ gụ… sẽ khó đạt được cảm giác về chiều sâu nếu thay thế nó bằng tre hay gỗ sáng màu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong việc thể hiện phong cách cổ điển không nhất thiết phải bao phủ hoàn toàn mọi thứ bằng gỗ, chỉ cần một chi tiết nhỏ: dầm trần bằng gỗ hoặc tay vịn cầu thang cũng đã đủ mang lại cảm giác ấm cúng trong nhà.

Sử dụng những màu trung tính nhất (màu be, nâu, nâu sẫm) làm màu chính, đặc biệt là khi kết hợp với những tông màu nâu, xanh trời, đỏ và xanh. Hãy giữ cho màu sắc đồng điệu cùng tông, nếu muốn không gian sáng hơn, hiện đại hơn.
3. Điểm nhấn
 Điểm nhấn sẽ đóng vai trò làm điểm tập chung chính của căn phòng. Thiết kế cổ điển thường có những điểm nhấn lớn. Các điểm nhấn có thể là những đồ vật được sử dụng ở trong căn phòng. Nó có thể là một chiếc bếp sưởi lớn, hay một chiếc bàn vĩ đại được đặt ở giữa phòng, hay thậm chí là một chiếc cầu thang uốn lượn khổng lồ hay một chiếc tranh được đóng khung lớn. Khi điểm nhấn được chọn lựa, tất cả những đồ dùng khác chỉ giống như đồ trang trí để tôn lên sự nổi bật của thành phần thiết kế chính này.

4. Chi tiết trang trí:
Đặc trưng của thiết kế nội thất cổ điển là những chi tiết trang trí cầu kì và mang tính nghệ thuật cao. Sự kết hợp giữa những đường lượn mềm mại cũng các đường bo cong duyên dáng đã cùng kết hợp tạo nên một thiết kế nội thất đầy sang trọng, quý phái và lộng lẫy.
Phong cách truyền thống hạn chế những góc độ và đường nét sắc nét hay những đường thẳng mạnh, mà thay vào đó là những góc cạnh và đường cong mềm mại, cổ kính.
Trong phong cách này, có lẽ một chi tiết không thể thiếu chính là những nét và khuôn chi tiết trang trí chạy từ sàn lên tới trần và bao xung quanh mỗi yếu tố kiến trúc. Chẳng hạn như: những đường chỉ phào, đường gờ,…chạy dọc tường hay những điểm vuông góc giữa tường và trần, sàn và tường. Và đây chính là chìa khoá cho phong cách cổ điển – bất kể dù đồ đạc trong phòng có mang chút ngẫu hứng lộn xộn, chỉ cần thêm các yếu tố này bạn sẽ cảm nhận được phong cách cổ điển trong căn nhà của bạn.
Phong cách cổ điển đề cao sự thoải mái và công năng sử dụng. Từ kiến trúc tới đồ đạc nội thất bạn cần sử dụng giác quan của mình để sắp đặt không gian này. Cửa sổ là quy ước thị giác trong việc sắp xếp đồ đạc của phong cách cổ điển. 

5. Ánh sáng:
Phong cách cổ điển khá tao nhã và tinh tế. Để duy trì sự tinh tế này, hãy chọn những chiếc đèn sáng để tạo đúng tâm trạng và không khí. Chúng không nhất thiết phải là những thiết bị chiếu sáng hiện đại, có thể tìm một vài mẫu đèn chùm tinh xảo. Chúng vừa đem lại cảm giác ấm cúng với ánh sáng vàng dịu, vừa làm điểm nhấn rất nghệ thuật cho không gian. Ánh sáng có thể thay đổi mọi thứ trong một căn phòng không chỉ đơn giản là hình thức của căn phòng. Nó có thể là một đặc điểm trang trí cũng như có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của căn phòng. Vì lý do này, hãy cẩn thận với sự lựa chọn đèn của bạn.