Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Bố Trí - Tính Toán Hệ Thống Điện

1. Bố Trí Hệ Thống Chiếu Sáng.

Hệ thống chiếu sáng được chia thành 2 thành phần:
  • Hệ thống chiếu sáng cơ bản, thường sử dụng các loại bóng đèn phổ biến với đặc tính giá thành rẻ cường độ sáng cao nhưng yếu điểm là mẫu mã không được đẹp, sẽ làm cho ngôi nhà của quý anh chị trở nên kém sang.

    Các mẫu đèn thường được sử dụng cho chiếu sáng cơ bản bao gồm:
    •  Đèn Neon, Đen Tuýp, Đèn Tuýp Led.
    • Đèn compac bóng chữ U kế hợp chui đèn.
    • Đèn sợi đốt (Hiện tại đã không còn được sử dụng do đặc điểm đèn nhanh hư hỏng và tiêu tốn điện năng cao.
    • Đèn chui tròn bóng Led được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên dạng đèn này có đặc điểm là mẫu mã khá thô và xấu.
          Vì đặc điểm của hệ thống đèn này là có mẫu mã khá xấu nên thường chỉ được lắp đặt tại các                khu vực mang tính riêng tư của gia đình như phòng ngủ, khu vực phụ.
         
          Các khu vực sinh hoạt chung của gia đình và tiếp khách thường hạn chế xử dụng những loại                 đèn nay do ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
    • Đối với việc bố trí những loại đèn này thường bố trí đèn với diện tích chiếu sáng dành cho một bóng đền tuýp khoảng 10-12m².
    • Diện tích chiếu sáng của một bóng đèn dạng compac bóng chữ U cho một khu vực diện tích khoảng 6-8m².
  • Hệ thống chiếu sáng kết hợp trang trí trần, trong bất kỳ mội ngôi nhà nào phòng khách là nơi được chủ nhà tập chung và ưu tiên cho việc trang trí nhất. Bởi vì đúng với tên gọi phòng khách là nơi để tiếp khách, là nơi mà mọi ánh nhìn của bạn bè người thân khi tới thăm ngôi nhà của quý anh chị đều tập chung mọi ánh nhìn.


    Bởi vì phòng khách là nơi đẹp nhất của ngôi nhà nên việc sử dụng hệ thống đèn kết hợp với trần vừa đảm bảo mục đích chiếu sáng vừa đảm bảo mục đích trang trí cho ngôi nhà của bạn.

    Đèn DownlightĐèn Led Âm Trần với nhiều mẫu mã và màu sắc đa rạng phù hợp với nhiều loại vật liệu trần khác nhau.|

    Khoảng cách bố trí đèn Downlight và đèn Led âm Trần đảm bảo cường độ ánh sáng.
    • Đối với trần có chiều cao từ 2.6-3m Khảng cách giữa các đèn âm trần 7-10w từ 1.6-2m, tương đương 2.2-3m²/đèn.
    • Đối với trần có chiều cao từ 3m-4m khảng cách giữa các đèn âm trần từ 1,2-1.6m tương đương 1.5-2m²/đèn.
  • Hệ thống chiếu sáng trang trí bao gồm:
    • Đèn chùm trang trí phòng khách.
    • Đèn thả trang trí phòng ăn, sảnh thanh.
    • Đèn gắn cột, đèn rọi cột trang trí hệ cột và chiếu sáng cột với những ngôi nhà có điểm nhấn là hệ cột với nhiều họa tiết trang trí.
    • Hệ thống đèn Led, đèn hắt sáng từ hệ trần giật hộp.
    • Đèn rọi tranh, đèn rọi ray chiếu sáng các khu vực điểm nhấn cho ngôi nhà.
    • Đèn chiếu sáng cảnh quan, đèn cắm cỏ, đèn chiếu sáng hồ bơi, đài phun nước.
Một số lưu ý khi cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng.
  • Cần Phân chi việc cấp nguồn và điều khiển cho các loại hệ thống chiếu sáng.
  • Phân chia khu vực và công tắc điều khiển cho các chức năng chiếu sáng khác nhau.
  • Thiết kế hệ thống điều khiển mạch cầu thang cho những phòng ngủ rộng để tăng tính tiện nghi cho nhà ở.
  • Hệ thống cấp nguồn những khu vực chiếu sáng cảnh quan có độ âm cao nên sử dụng hệ thống đèn có điện áp thấp <=24V nhằm đảm bảo an toàn cho những người thân trong gia đình.
  • Cáp cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng thường sử dụng cáp 1.5mm².
  • Tuyệt đối không sử dụng phương án nối dây bằng cách chích và nối trực tiếp vào dây điện, hoặc chụm hết các dây cấp nguồn đấu nối chung vào một điểm thông qua một vị trí hộp nối dây. (Hầu hết các thợ điện đều đang làm cách này, nhằm tiết kiệm nhân công và dây dẫn)
    Việc đấu nối kiểu này rất rễ có sự cố khi công trình sử dụng lâu, với hệ thống kết nối từng chùm khi gặp sự cố việc sữa chữa vô cùng phức tạp. Ảnh hưởng tới tiện nghi cuộc sống.
2. Bố Trí Hệ Thống Ổ Cắm.

Ổ cắm điện là một dạng thiết bị rất cần thiết bởi vì tất cả các thiết bị công nghệ, các thiết bị mang lại cuộc sống tiện nghi cho con người đều là thiết bị sử dụng điện dưới dạng kết nối với lưới điện thông qua ổ cắm.

Có 2 loại thiết bị sử dụng điện thông qua ổ cắm:
  • Thiết bị sử dụng điện đặt cố định việc di chuyển thiết bị tương đối khó khăn như:
    • Ti vi và hệ thống âm thanh.
    • Tủ lạnh , máy lọc nước. máy giặt.
    • Bếp điện, lò vi sóng, lò nướng.
    • Máy tính để bàn, máy in các thiết bị tại bàn làm việc và phòng làm việc.
  • Thiết bị sử dụng điện di động như:
    • Điện thoại, máy tính bảng.
    • Quạt máy, bếp nướng, láp top.
  • Khi bố trí ổ cắm cho căn nhà cần phải lưu ý tất cả các nhu cầu sử dụng của các thiết bị sử dụng điện thông qua ổ cắm, sao cho khi có nhu cầu lắp đặt và sử dụng thiết bị thì hệ thống ổ cắm của căn nhà phải hiện hữu và không cần phải kéo dây mới đi nổi và thường rất luộm thuộm.

Khi cấp nguồn cho hệ thống ổ cắm cần lưu ý những điểm sau.
    • Tính toán đầy đủ các nhu cầu dùng điện của nhà ở.
    • Phân chia khu vực quản lý ổ cắm bằng không gian và các công năng khác nhau.
    • Tất cả các thiết bị ổ cắm cần được bảo vệ bằng thiết bị chống giật để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
  • Cáp cấp nguồn cho hệ thống ỏ cắm cần sử dụng cáp có tiết diện tối thiểu 2.5mm.
  • Thiết bị bảo vệ hệ thống ổ cắm thường sử dụng các RCCB 20-32A với dòng bảo vệ chống dò là 30mA. Tùy vào công suất các thiết bị sử dụng điện mà lựa chọn dòng bảo vệ của thiết bị và cáp điện phù hợp.
Nếu có nhu cầu cần hỗ trợ tính toán lựa chọn tiết diện dây dẫn và thiết bị bảo vệ vui lòng liên hệ ngay chúng tôi hoặc để lại Comments ngay bên dưới bài viết. 
Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý anh chị hoàn toàn miễn phí. Xem thông tin liên hệ chúng tôi Tại Đây

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Nhận bài đăng mới

Hỗ trợ qua mail

Email us: vannientnt@gmail.com

I HAVE A DREAM