Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Thước Lỗ Ban - Nguồn Gốc Và Cách Sử Dụng

1. Nguồn Gốc Thước Lỗ Ban.

Từ xưa đến nay, mỗi khi xây dựng công trình hay làm nhà, người ta thường hay nhắc đến thước Lỗ Ban. Vậy, thước Lỗ Ban là gì?


- Lỗ Ban Là Ai.

+ Lỗ Ban, tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sống ở thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên). Ông là một thợ mộc tài ba, hay đúng hơn là một bậc thầy kiến trúc của Trung Hoa cổ đại. 

+ Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, hay những người chế tạo công cụ xây dựng và nội thất, tất cả đều suy tôn Lỗ Ban làm ông tổ nghề của mình.
Các sách cổ đều chép rằng, Lỗ Ban từng chế tạo ra một con chim gỗ. Chế tạo xong, con chim gỗ bay lên cao trong suốt ba ngày. Có sách viết rằng, chim gỗ đã chở một người lên không trung để do thám quân địch. Thiết kế này chính là tiền thân cho máy bay trinh thám ngày nay. Ông còn tạo ra thang phá thành và những vũ khí sử dụng trong chiến tranh.
Nhưng sau này, Lỗ Ban được Mặc Tử thuyết phục, từ đó về sau không chế tạo những công cụ phục vụ chiến tranh nữa. Ông chuyển sang chế tạo rất nhiều công cụ lao động và sản xuất, như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, thước đo… Những phát minh của Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người và vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày nay.
- Hình Thành Thước Lỗ Ban.
+ Thước Lỗ Ban là một trong những phát minh đó. Đây là một cây thước được đúc kết từ kinh nghiệm từ ngàn đời nay, để con người được sống an toàn và thoải mái. Chính một phần nhờ Lỗ Ban và cây thước của ông, mà nhiều triều đại sau đó, các thành phố, nhà cửa, cửa chính, cửa sổ của người dân đều “đúng trật tự”.
+ Tương truyền, Lỗ Ban và Văn Công đều là những thợ thủ công tài ba, nhưng tài năng của Lỗ Ban vẫn luôn cao hơn một bậc, khiến Văn Công vô cùng ghen tị. 
+ Một lần, hai người phụng mệnh mỗi người phải xây dựng một tòa cung điện. Nhân lúc không ai chú ý, Văn Công bèn lén cưa ngắn cây thước đo độ dài của Lỗ Ban, khiến cây thước từ một thước rưỡi ngắn lại thành một thước bốn tấc một phân.
 + Các đệ tử của Lỗ Ban dùng thước này đo vật liệu gỗ, đến khi cắt gỗ xong xuôi mới phát hiện ra độ dài bị sai. Thời gian quá gấp, vật liệu không đủ, cái khó ló cái khôn, Lỗ Ban bèn dùng đá bù vào phần gỗ bị thiếu, kết quả tòa cung điện lại càng kiên cố hơn, đẹp hơn. 
+ Nhà vua hết sức hài lòng, hỏi Lỗ Ban vì sao lại có ý tưởng kỳ diệu như thế. Lỗ Ban cười đáp, đó là nhờ cây thước mà Văn Công đưa cho đấy thôi! Từ đó về sau, Văn Công tâm phục khẩu phục. Cây thước này từ đó truyền lại cho đến tận này nay.
- Ứng Dụng Thước Lỗ Ban Thời Mới Hình Thành.
+ Thời cổ đại, phong thủy và kiến trúc gần như luôn luôn song hành với nhau. Phong thủy học rất coi trọng cây thước Lỗ Ban, thêm vào tám chữ (lần lượt là “Tài”, “Bệnh”, “Ly”, “Nghĩa”, “Quan”, “ Kiếp”, “Hại”, “Bản”) cho cây thước để đo cát hung. 
+ Mỗi khi xây nhà, làm cửa, chế tạo đồ gia dụng, nội thất, mỗi độ dày, bề rộng, chiều dài, người ta đều dùng thước này để đo sao cho hợp với vạch đỏ (cung tốt), tránh trùng vạch đen (cung xấu), để cầu bình an, cát tường. 
+ Sách “Dương trạch thập thư” viết: “Khắp nơi truyền dạy nhiều loại thước đo, thử nghiệm nhiều lần, duy chỉ thấy thước này (chỉ thước Lỗ Ban) là thật. Dài ngắn hài hòa, cát hung không chênh… Thước này không chỉ dùng để đo cửa nẻo, mà đo đồ đạc nội thất, giường tủ, nhà cửa đều được”.
+ Thời cổ, thước Lỗ Ban không chỉ phổ biến dùng trong dân gian, mà còn là tiêu chuẩn xây dựng kiến trúc cho hoàng gia nữa. Sách “Các quy tắc xây dựng công trình của Công bộ” thời Thanh đã liệt kê ra đến 124 loại cửa đã áp dụng đo đạc bằng thước Lỗ Ban.
Về tính khoa học của thước Lỗ Ban, hiện nay có rất nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng tựu chung, cũng như bao linh vật phong thủy khác, hay chính bản thân phong thủy, thước Lỗ Ban cũng được phủ lên mình một lớp màn sương huyền bí. Chỉ bằng một cây thước làm sao có thể thay đổi được vận mạng của mình? Nhưng ít ra, nó sẽ giúp kích cỡ cửa nẻo, nhà cửa được trật tự, thống nhất, con người sống trong đó được yên tâm, thoải mái, lạc quan và giữ vững niềm tin vào cuộc sống.
 2. Ý Nghĩa Và Ứng Dụng Các Loại Thước Lỗ Ban.
- Trước tiên chúng ta nói qua phần cấu tạo của thước lỗ ban và ý nghĩa của các cung trong thước lỗ ban nhé: 
+ Khi kéo cây thước lỗ ban ra chúng ta sẽ thấy cây thước được chia làm 4 hàng: 
  • Hàng thứ nhất là kích thước tính theo (cm), hàng thứ 2 là một dãy chữ, hàng thứ 3 cũng là 1 dãy chữ. 
  • Thực ra hàng thứ 2 và hàng thứ 3 là cấu tạo của 2 cây thước lỗ ban theo thứ tự là thước lỗ ban 38.8cm và thước lỗ ban 42.9cm

- Theo chiều dài của thước lỗ ban thì cả 2 cây thước lỗ ban nhỏ được sắp xếp chồng lên nhau, khi chúng ta đo bằng thước lỗ ban nếu kích thước vào cung đỏ là tốt và kích thước vào cung đen là xấu. 
- Điều chú ý là khi đo thì kích thước phải vào cả 2 cung đều đỏ thì mới là tốt nhất.
Ngoài ra trong thước lỗ ban còn có loại thước lỗ ban 52.2cm chuyên dành cho các khoảng thông thủy trong nhà ví dụ như: 
  • Khoảng thông thủy của các ô cửa sổ, khoảng thông thủy của ô thoáng, khoảng thông thủy của cửa chính, cửa đi, cửa sổ. 
  • Kích thước phong thủy thước lỗ ban 52.2cm còn được dùng cho các khoảng lọt lòng của các phòng (cái này tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ nếu cần thì làm) vì vậy các bạn hay gặp các mẫu nhà đẹp có kích thước rất lẻ nguyên nhân chính là dùng kích thước phong thủy.


Tuy nhiên điều đặc biệt của thước lỗ ban là tổng của các kích thước nằm trong cung tốt lại khổng hẳn là cung tốt. 

Vì Vậy Khi Tiến Hành Xây Dựng Công Trình Qúy Anh Chị Cần Lưu Ý Nhà Thầu Về Điểm Này. Đặc Biệt Cần Phải Đo Kích Thước Tổng Công Trình Và Kiểm Tra Kỹ Lưởng.

Ngoài Ra Cần Phải Áp Dụng Đúng Các Loại Thước Lỗ Ban Cho Các Hạng Mục Và Vật Dụng Khác Nhau. 

A. Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 42.9cm.

Là thước lỗ ban dành cho khối xây dựng bệ bậc khi tiến hành xây dựng kích thước công trình thường được áp dụng và tham khảo theo kích thước này.


Thước lỗ ban 42.9cm được cấu tạo từ 8 cung: gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu:

Cung số 1: Cung Tài: Cung của tiền bạc được chia thành:
§  Tài đức: Có tiền và có đức
§  Bảo khố: Kho báu
§  Lục hợp: Sáu hướng đều tốt ( đông, tây, nam, bắc, trời và đất)
§  Nghinh phúc: Đón phúc đến
Cung số 2: Cung Bệnh (bệnh tật, ốm đau)
§  Thoát tài: hao tiền tốn của
§  Công sự: Tranh chấp thưa kiện
§  Lao chấp: Bị tù đày
§  Cô quả: Cô độc, cô đơn
Cung số 3: Cung Ly: chia lìa, rời xa
§  Trường khố: Dây dưa nhiều chuyện
§  Kiêp tài: Bị cướp của, mất của vì bị cướp
§  Quan quỉ: Chuyện xấu dính dáng tới quyền chức
§  Thất thoát: Mất mát
Cung số 4: Nghĩa ( tình cảm)
§  Thêm đinh: có thêm con trai ( có con gái không tính :d)
§  Ích lợi: Có lợi ích
§  Quý tử: Con cái ngoan ngoãn, giỏi giang
§  Đại cát: Rất tốt
Cung số 5: Quan (quan chức, quyền chức) ai cần phấn đấu cho sự nghiệp quan trường thì làm cung này
§  Thuận khoa: Thi cử đỗ đạt
§  Tài lộc: Tiền đến bất ngờ
§  Tấn ích: Làm ăn tấn tới
§  Phú phú: giàu có (không làm cũng giàu)
Cung số 6: Kiếp ( cướp, kiếp nạn)
§  Tử biệt: có người mất
§  Khoái khẩu: Mất người
§  Ly hương: Xa cách quê nhà
§  Thất tài: Mất tiền
Cung số 7: Hại (thiệt hại)
§  Họa chí: Tai họa ập đến
§  Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu
§  Lâm bệnh: Mắc bệnh
§  Khẩu thiệt: Mang họa từ lời nói
Cung số 8: Bản ( vốn liếng, bổn mệnh)
§  Tài chí: tiền của đến
§  Đăng Khoa: Thi đỗ
§  Tiến bảo: Được tiền của
§  Hưng vượng: làm ăn hưng thịnh

B. Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 38.8 cm.

Là Loại Thước Lỗ Ban Dành Cho Đồ Nội Thát Trong Công Trình.
gồm 10 cung có 6 cung tốt màu đỏ và 4 cung xấu màu đen

Cung số 1: Đinh (Con trai)
§  Phúc tinh: Sao phúc
§  Đỗ đạt: Thi cử đỗ đạt
§  Tài vượng: Tiền của đến
§  Đăng khoa: Thi đỗ
Cung cố 2: Hại
§  Khẩu thiệt: Mang họa vì lời nói
§  Lâm bệnh: Bị mắc bệnh
§  Tử tuyệt: Đoạn tuyệt con cháu
§  Họa chí: Tai họa ập đến bất ngờ
Cung số 3: Vượng
§  Thiên đức: Đức của trời
§  Hỷ sự: chuyện vui đến
§  Tiến bảo: Tiền của đến
§  Thêm phúc: Phúc lộc dồi dào
Cung số 4: Khổ
§  Thất thoát: mất của
§  Quan quỷ: tranh chấp, kiện tụng
§  Kiếp tài: bị cướp của
§  Vô tự: Không có con nói dõi tông đường
Cung số 5: Nghĩa
§  Đại cát: Cát lành
§  Tài vượng: Tiền của nhiều
§  Lợi ích: Thu được lợi
§  Thiên khố: kho báu trời cho
Cung số 6: Quan
§  Phú quý: Giàu có
§  Tiến bảo: Được của quý
§  Tài lộc: Tiền của nhiều
§  Thuận khoa: Thi đỗ
Cung số 7: Tử
§  Ly hương: Xa quê hương
§  Tử biệt: Có người mất
§  Thoát đinh: Con trai mất
§  Thất tài: Mất tiền của
Cung số 8: Hưng
§  Đăng khoa: Thi của đỗ đạt
§  Quý tử: Con ngoan
§  Thêm đinh: Có thêm con trai
§  Hưng vượng: giàu có
Cung số 9: Thất
§  Cô quả: Cô đơn
§  Lao chấp: Bị tù đày
§  Công sự: Dính dáng tới chính quyền
§  Thoát tài: Mất tiền của
Cung số 10: Tài
§  Nghinh phúc: phúc đến
§  Lục hợp: 6 hướng đều tốt
§  Tiến bảo: tiền của đến
§  Tài đức: Có tiền và có đức

C. Ý nghĩa các cung thước lỗ ban 52.2 cm 

Là Loại Thước Lỗ Ban Được Áp Dụng Cho Cửa Và Cửa Sổ , Hành Lang Và Các Khoảng Thông Thủy Của Công Trình. Lưu Ý Là Kích Thước Khi Ứng Dụng Thước Này Là Kích Thước Thông Thủy.

Loại Thước Này Bao  gồm 8 cung có 4 cung tốt màu đỏ và 4 cung xấu màu đen.

Cung số 1: Quý nhân (Nhất Tài Mộc Cuộc)
§  Quyền lộc: Quền lực và tài lộc
§  Trung tín:  Bạn bè đồng nghiệp trung thành.
§  Tác quan: Mọi chuyển khả quan
§  Phát đạt: Làm ăn phát đạt
§  Thông minh: Con cái thông minh.
Cung cố 2: Hiểm hoạ (Nhị bình thổ cuộc)
§  Tán thành: Án thành liên quan đến pháp luật.
§  Thời nhơn: Hỗn nhân mối quan hệ hỗn loạn dâm ô.
§  Thất hiếu: Con cái bất hiếu.
§  Tai họa: Tai họa ập đến bất ngờ
§  Trường bệnh: Bệnh tật kéo dài.
Cung số 3: Thiên tai ( Tam Ly Thổ Cuộc)
§  Hoàn tử: Bệnh tật trở lại
§  Quan tài: Tử biệt
§  Thân bệnh: Bệnh tật đến người.
§  Thất tài: Tiền tài mất mát.
§  Cô quả: Sống cô độc.
Cung số 4: Thiên tài (Tứ Nghĩa Thủy Cuộc)
§  Thi thơ: Có tài về thơ ca.
§  Văn học: Có tài văn học.
§  Thanh quý: Thanh lịch và quý phái.
§  Tác lộc: Có tài lộc
§  Thiên lộc: Lộc từ trên trời làm ăn may mắn.
Cung số 5: Phúc lộc ( Ngũ Quan Kim Cuộc)
§  Tử tôn: Con đàn cháu đống
§  Phú quý: Tiền của nhiều
§  Tấn bửu: Sự nghiệp thăng tiến.
§  Thập thiện: Mọi thứ chu toàn mọi việc đều tốt.
§  Văn chương: Con cái học hành tấn tới.
Cung số 6: Cô độc ( Lục Cước Hỏa Cuộc)
§  Bạc nghịch: Bị đối sử tệ bạc.
§  Vô vọng: Mọi việc đều khó khăn vô vọng.
§  Ly tán: Gia đình ly tán.
§  Tửu thực: Đam mê rựu chè.
§  Dâm dục: Đam mê sắc dục.
Cung số 7: Thiên tặc (Thất Tài Hỏa Cuộc )
§  Phòng bệnh: Gia súc bệnh tật.
§  Chiêu ôn: Dịch bệnh ghé thăm
§  Ôn tai: Bệnh đến bất ngờ
§  Ngục tù: Nguy cơ tù tội.
§  Quan tài: Tử biệt
Cung số 8: Tể tướng
§  Đại tài: Sinh con quý tử
§  Thi thơCon cái tài danh
§  Hoạnh tài: Mọi việc hanh thông
§  Hiếu tử: Con cái hiếu thảo.
§  Quý nhân: Qúy nhân phụ chợ.


Trong phần giải thích ý nghĩa của các cung theo nghĩa hán việt chúng tôi có dịch sơ qua nên ý nghĩa có phần không sát các bạn chỉ cần hiểu nôm na như thế nhé. Nếu nhà các bạn đã xây dựng rồi thì không nên đo lại làm gì vì nếu vào cung tốt thì không sao nhưng nếu vào cung xấu thì phải bỏ đi làm lại. Không làm lại được thì tâm trạng lại thấy bất an.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Nhận bài đăng mới

Hỗ trợ qua mail

Email us: vannientnt@gmail.com

I HAVE A DREAM